Thiết kế nhà ở là nhu cầu cần thiết khi bạn có ý định xây dựng căn nhà phù hợp với sở thích của mình. Vì vậy, để có thể làm được điều đó, những bản vẽ thiết kế cần được thể hiện một cách tỉ mỉ để những người thi công biết cách thực hiện. Những chi tiết trong căn nhà, từng hàng rào, cách bố trí các phòng sao cho phù hợp,…đểu được thể hiện thông qua mặt cắt của bản vẽ. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về mặt cắt và cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng qua bài viết sau đây.
Thế nào là mặt cắt?
Bản vẽ nhà là biểu hiện sơ lược về một ngôi nhà từ trong ra ngoài. Những chi tiết được thể hiện trong đó được thiết kế, điều chỉnh theo đúng nhu cầu của người sở hữu. Trong bản vẽ nhà, có rất nhiều loại mặt mà chúng ta cần quan tâm. Trong đó, mặt cắt đóng vai trò quan trọng. Mặt cắt là hình biểu diễn công trình thu được khi dựng các mặt phẳng quy ước thẳng đứng cắt qua. Những hình biểu diễn này cần vuông góc với mặt đất. Mặt cắt được xem là hình biểu diễn chi tiết nhất mỗi khi thiết kế ngôi nhà. Mọi không gian bên trong của ngôi nhà đều được thể hiện qua mặt cắt. Mặt cắt có thể thể hiện chiều cao nhà, chiều cao các tầng, các lỗ cửa, kích thước tường, sàn nhà, cầu thang,…Ngoài ra, mặt cắt còn thể hiện vị trí và hình dáng chi tiết kiến trúc bên trong các phòng.
Ví dụ: Bạn muốn thiết kế trưng bày trong phòng ngủ, bạn có thể sử dụng mặt cắt tại phòng ngủ. Bạn có thể thiết kế cánh cửa nằm ở hướng nào bạn thích, cửa sổ nên ở hướng nào, nhà vệ sinh đặt ở nơi đâu , giường ngủ nên để ở đâu…
Khi sử dụng mặt cắt, bạn nên thiết kế vị trí mặt cắt cần cắt qua các vị trí đặc biệt như: cắt qua các lỗ cửa cầu thang, qua các phòng có kết cấu, cấu tạo, trang trí đáng chú ý. Bạn không nên để mặt phẳng cắt đi qua dọc tường, qua tâm cột hay khoảng cách hở giữa hai nhánh thang.
Hướng dẫn cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng
Mặt cắt nhà dân dụng thể hiện không gian bên trong ngôi nhà. Vì vậy, cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng cần phải quan tâm đến không gian bên trong ngôi nhà. Điều này khẳng định bạn phải xem xét vị trí để có thể cắt ngôi nhà phù hợp. Chúng ta cần phải cắt theo chiều vuông góc với mặt đất, chia không gian để có thể nhìn thấy bên trong. Một ngôi nhà thường sẽ có 2 mặt cắt: mặt cắt AA và mặt cắt BB. Từ những vị trí phù hợp, bạn có thể cắt thành 2 mặt cắt để tiến hành thiết kế cho ngôi nhà.
Ví dụ: Phần bản vẽ mặt cắt của nhà 2 tầng thường sẽ có ký hiệu của lớp đất tự nhiên, trên nền đất và bê tông gạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhìn thấy tường ngăn các phòng , cầu thang, sàn tầng 1, chiều cao của sàn tầng 1, chiều cao của sàn tầng 2, chiều cao của sảnh, mái, đỉnh nóc. Trong bản vẽ mặt cắt, bạn cũng có thể nhìn thấy nhiều chi tiết nhỏ hơn nữa được thể hiện đầy đủ để người thi công có thể thực hiện.
Cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng yêu cầu bạn cần phải thuộc các khái niệm về mặt cắt và ký hiệu sử dụng trong mặt cắt. Các ký hiệu này gồm những ký hiệu liên quan đến nhiều chi tiết. Các mặt cắt thể hiện đầy đủ mọi vị trí trong nhà. Đây là bản vẽ chi tiết nhất của không gian nhà bạn. Bạn cũng có thể thực hiện cách vẽ mặt cắt dân dụng cho phần nền móng của nhà. Mặt cắt nền móng thường sẽ có 5 chi tiết như: mặt cắt móng băng, chi tiết nền móng, mặt cắt tường móng, mặt cắt dầm chân thang, chi tiết móng đơn. Bản vẽ mặt cắt sẽ rất khó nhìn nếu bạn không hiểu các ký hiệu bên trong. Mỗi một chi tiết được thể hiện bằng một ký hiệu khác nhau. Vì vậy, để có thể vẽ cũng như đọc được bản vẽ thì bạn nên học thuộc các ký hiệu.
Cách vẽ mặt cắt nhà dân dụng không quá khó. Bạn có thể chia nhà thành 2 mặt cắt để vẽ. Tuy nhiên, bạn cần phải thuộc các ký hiệu để có thể ký hiệu bản vẽ đúng. Bạn có thể áp dụng cách vẽ này cho những ngôi nhà khác nhau từ nhà nhỏ đến nhà cao tầng.