Ở bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn nắm vững chi tiết cấu tạo mái ngói trong quá trình xây dựng công trình, nhà ở. Vì sao bạn nên tìm hiểu về cấu tạo mái ngói khi xây dựng nhà? Bởi vì, chúng sẽ giúp bạn hiểu được công trình, tránh việc gian dối trong quá trình thi công và tìm được vật liệu phù hợp nhất với công trình. Hãy cùng xem cấu tạo mái ngói bao gồm những gì nhé.
Chi tiết cấu tạo mái ngói trong khi xây dựng nhà ở
Tường thu hồi
Việc đầu tiên để có được tổng thể mái ngói cho ngôi nhà theo mong muốn của bản thân thì không thể thiếu phần tường xây. Do đó, nếu bạn muốn mái ngói bằng, mái ngói dốc hoặc mái ngói cân… thì phải có phần tường xây phù hợp. Phần tường không chỉ có tác dụng chịu lực của mái ngói mà chúng còn giúp giữ phần mái chắc chắn.
Tường thu hồi là nơi chịu lực cho phần mái ngói. Thông thường, phần tường 2 bên người ta sẽ sử dụng loại gạch 220, phần tường giữa sẽ cây loại gạch 150. Để phần tường này gia tăng lực chống đỡ, người ta tiến hành bổ trụ khi xây. Những trụ này sẽ chứa xà gồ trên mái.
Nếu phần tường xây đúng chuẩn, chịu lực tốt sẽ giúp phần mái trở chắc chắn, thanh thoát và đẹp. Đồng thời, với những người thợ tay nghề cao, họ sẽ biết xây làm sao để tường và mái có kết cấu bền chắc, phù hợp giúp ngôi nhà thoáng khí, mát mẻ.
Hệ thống vì kèo
Trong các chi tiết cấu tạo mái ngói không thể thiếu hệ thống vì kèo. Vì kèo có tác dụng chống đỡ cho phần mái ngói.
Trước đây, vì kèo có thể được làm bằng các loại gỗ tốt không bị mối mọt. Ngày nay, vật liệu gỗ khan hiếm, đắt đỏ nên loại vì kèo này cũng ít được sử dụng. Tuy vậy, những ngôi nhà gỗ, biệt thự sân vườn… vẫn được nhiều người vẫn lựa chọn gỗ tự nhiên quý hiếm để làm vì kèo nhằm đưa đến kết cấu thống nhất cho công trình.
Các vật liệu sắt thép hoặc bê tông cốt thép làm vì kèo được sử dụng thường xuyên hơn gỗ. Nhưng sử dụng nhiều nhất vẫn là vì kèo bằng sắt thép. Loại vì kèo bê tông cốt thép chỉ được xây dựng đối với những công trình lớn, đồ sộ như đình, chùa…
Hệ thống giằng
Hệ thống giằng là những thanh liên kết với vì kèo trên phần mái. Phần hệ thống giằng có các công dụng như:
- Đảm bảo độ cứng và kết cấu vững chắc của phần mái;
- Chịu lực tác động của ngoại lực như gió hay nhiều lực tác động khác;
- Giúp giữ cố định dàn cột, thanh dàn…
Xà gồ
Trong cấu tạo của mái ngói, xà gồ có công dụng đỡ tấm lợp (mái ngói). Những thanh xà gồ được bố trí hàng ngang trên mái nhà. Xà gồ nằm ở các vị trí: Nóc mái, giữa mái và phần biên của mái.
Xà gồ được làm nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, sắt, thép… Tùy công trình mà có lựa chọn phù hợp. Đối với những chất liệu khác nhau, chúng sẽ có giá thành, ưu và nhược điểm khác nhau.
Cầu phong
Cầu phong nằm ở phần lợp của mái ngói. Cầu phong có tiết diện bằng hình ô vuông hoặc hình chữ nhật (tùy công trình). Kích thước của mỗi cầu phong nhỏ nhất là 4×6 cm. Cầu phong được đặt vuông góc với xà gồ. Hai chi tiết cầu phong, xà gồ được kết cấu chặt chẽ với nhau bằng hệ thống đinh tán.
Li tô
Li tô được làm từ nhiều chất liệu khác nhau như: gỗ, nan tre, sắt. Tùy vào từng chất liệu mà bản rộng của ly tô có kích thước khác nhau. Thông thường, ly tô gỗ có bản 3x3cm; li tô nan tre có bản 3cm; li tô sắt có bản 2cm.
Li tô là nơi đặt những viên ngói, chúng nằm vuông góc với cầu phong. Tùy vào kích thước của từng viên ngói mà người thợ gắn khoảng cách giữa các li tô phù hợp.
Vật liệu ngói
Đương nhiên rồi, trong cấu tạo mái ngói, không thể nào thiếu ngói. Ngói có tác dụng che chắn và lấp kín toàn bộ phần mái.
Hiện nay, có rất nhiều loại ngói được làm từ nhiều chất liệu như: Đất nung, đất nung tráng men, xi măng, ngói màu, composite… Ngoài ra, ngói có nhiều kích thước và màu sắc khác nhau đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Trên đây là toàn bộ các chi tiết cấu tạo mái ngói cho công trình xây dựng. Tuy vào diện tích mái, kích thước ngói mà người thợ tính toán sao cho lượng vật liệu đủ dùng, tránh thừa thãi phung phí nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắn ở phần mái của ngôi nhà.