Mặt cắt mái ngói là gì? Tiêu chuẩn, quy trình lợp mái ngói đúng là như thế nào? Nội dung được đề cập dưới đây trong bài viết sẽ giúp làm rõ những vấn đề trên.
Để hoàn thiện được một ngôi nhà cần trải qua rất nhiều khâu từ lên ý tưởng thiết kế cho đến thi công, xây dựng, trong đó việc chọn loại mái và tiến hành lợp mái là một trong nhưng công đoạn rất quan trọng. Bởi hệ thống mái không chỉ là chiếc ô lớn bảo vệ toàn bộ ngôi nhà để tránh khỏi những tác động từ môi trường khách quan, thời tiết mà còn giúp đảm bảo được sự an toàn cho mỗi thành viên trong gia đình.
Mặt cắt mái ngói là như thế nào?
Mái chính là bộ phận đặt trên cùng của căn nhà. Mái được xây dựng với kết cấu che, bao phủ cũng đồng thời là kết cấu để chịu lực. Kết cấu của việc xây dựng mái nhà cần có sự đảm bảo, vững chắc để có thể chịu được những ảnh hưởng ngoài tự nhiên như mưa, nắng, gió đồng thời còn có tác dụng khác như chống thấm, giữ nhiệt hay cách nhiệt.
Mái nhà được phân chia theo vật liệu, bao gồm nhiều loại mái khác nhau như mái nhà lợp ngói, mái lợp tấm xi măng Phibro, mái bê tông đổ bằng, mái nhà lợp ngói… Trong đó mái ngói là loại mái được ưa chuộng mang tính phổ thông nhất và được lợp theo hệ thống xà gồ, vì kèo.
Tùy vào lối kiến trúc khác nhau của các ngôi nhà, mái ngói cũng sẽ được thiết kế phù hợp và có nhiều mẫu mặt cắt mái ngói đa dạng để người dùng lựa chọn.
Một vài mặt cắt mái ngói phổ biển như:
- Đối với các mẫu nhà cấp 4, cấu tạo xây một tầng thì hệ thống mái có thể được thiết kế cùng một phần mái tôn chống nóng, xây dựng ở mức đơn giản bao gồm mái sau ngắn, mái trước dài. Các khoảng cách đặt kèo, xột cần phải đo lường, xác định kĩ lưỡng để đảm bảo được yếu tố kĩ thuật cũng như sự bền đẹp của hệ thống mái.
Mặt cắt mái ngói nhà cấp 4 đơn giản
- Một mẫu khác nữa là mặt cắt mái ngói được thiết kế cho căn biệt thự xây dựng một tầng. Với kết cầu hai lớp, lớp tầng phía trên là phần mái chính của căn nhà còn ở tầng dưới là mái phụ của mái hiên. Rất đơn giản nhưng lại đẹp, tinh tế.
Lợp mái ngói theo đúng tiêu chuẩn
Việc lắp đặt mái ngói cần phải được tính toán cẩn thận theo quy chuẩn riêng đưa ra chứ không nên tùy tiện lắp đặt. Dựa trên mặt cắt mái ngói đã được thiết kế ban đầu, tiến hành lợp mái ngói đúng tiêu chuẩn sẽ giúp cho công trình vừa đảm bảo được sự bền vững, an toàn vừa mang tính thẩm mỹ cao.
Độ dốc mái ngói đạt chuẩn rất quan trọng đối với hệ thống mái
Ví dụ: Chiều dài của mái là L, chiều cao của mái là H thì khi đó độ dốc cần lắp đặt là H/L.
Góc nghiêng thì là m=Tan(H/L). Độ dốc phù hợp theo tiêu chuẩn thì m sẽ nằm trong giới hạn từ 30 đến 36 độ.
Độ dốc của mái khi đạt được tỉ lệ chuẩn sẽ cho ra độ nghiêng vừa phải, không bị quá cao cũng như quá thấp. Như vậy sẽ giúp tiết kiệm thêm được một khoản chi phí thi công căn nhà.
Ngoài ra, còn phải lựa chọn mẫu mã kiểu ngói phù hợp để tạo được độ dốc theo chuẩn, chọn được đúng sản phẩm thích hợp sẽ giúp công trình được xây dựng đúng chất lượng và đảm bảo hoàn thiện nhất có thể.
Nắm bắt quy trình lợp mái ngói
Để thiết kế hệ thống mái ngói đảm bảo cho gia đình sử dụng được an toàn thì cần phải chú ý đến các yếu tố sau trong quy trình lợp mái ngói:
Độ dốc mái là bước quan trọng với nhiều thông số cần phải lưu ý:
- Nếu độ dốc của mái nhà đo được là 30 độ thì cần phải nâng thêm kèo lên 0,57m khi có đo thêm chiều ngang là 1m, mái ngói theo chiều xuôi tối đa là 10m.
- Độ dốc mái là 45 độ thì chiều xuôi của mái cần đạt từ 10m đến 15m.
- Nếu độ dốc lên tới trên 45 đến 60 độ thì sẽ không bị giới hạn chiều xuôi của mái.
Khoảng cách khi lợp ngói: không nên đặt các lớp ngói quá gần, khít với nhau, cần để chút khoảng cách vì khi nhiệt tăng cao, ngói sẽ giãn nở và tạo nên các khe hở , giúp cho các hàng ngói sẽ không bị xê dịch, đảm bảo được vị trí ban đầu. Đồng thời, cần phải đảm bảo độ an toàn cho mái, điều này phụ thuộc phần lớn và kinh nghiệp và sự khóe léo của thợ lợp mái.
Di chuyển cẩn thận: người thợ khi lợp mái cần phải di chuyển liên tục trên mái nhà vì vậy cần phải cẩn thận, đặt chận ở các vị trí chuẩn sao cho vừa thuận tiện trong việc lợp các hàng vừa đảm bảo an toàn lao động.
Lợp ngói rìa, trước khi lợp ngói nóc: Lớp ngói rìa sẽ lợp trước và được cố định cẩn thận sau đó mới tiến hành lợp ngói nóc cuối cùng để đảm bảo được sự liền mạch, liên kết giữa hai mái tiếp giáp.
Vệ sinh sạch sẽ hệ thống mái: sau khi lợp xong cố định lớp ngói thì việc vệ sinh là công đoàn cuối cùng để hoàn thiện quy trình lợp mái ngói. Vệ sinh lớp bụi bẩn còn sót, có thể sơn phủ lớp bóng để mái thêm đẹp và tăng thêm độ bền.
Trên đây là những thông tin cụ thể về mặt cắt mái ngói cũng như tiêu chuẩn, quy trình của việc lợp ngói. Mong rằng những nội dung trên sẽ giúp người đọc hiểu được phần nào về các bước xây dựng hệ thống mái, để từ đó thiết và hoàn thiện được ngôi nhà thật sự đẹp hoàn hảo cho gia đình mình.