NHỮNG ĐIỀU CẦN LƯU Ý VỀ HỢP ĐỒNG SANG NHƯỢNG CỬA HÀNG

Hiện nay nhu cầu sang nhượng cửa hàng đang trở nên rất phổ biến. Trên thực tế, việc tìm kiếm một mặt bằng kinh doanh tốt hiện nay không chỉ khó kiếm mà còn chứa đựng khá nhiều rủi ro. Do vậy, nhiều người đã lựa chọn sang nhượng cửa hàng thay vì phải xây dựng một cửa hàng mới. Vậy làm cách nào để có thể nhận sang nhượng cửa hàng với mức giá tốt lại phù hợp nhu cầu kinh doanh mà không bị vướng rắc rối và bị lừa đảo. Bài viết dưới đây sẽ là một người bạn đồng hành cùng lưu ý cho bạn về hợp đồng sang nhượng cửa hàng.

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là gì?

Đã bao giờ các bạn tự đặt câu hỏi hợp đồng sang nhượng cửa hàng là gì chưa, sao lại có hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Dưới đây sẽ là những giải đáp về các thắc mắc đó.

Hợp đồng sang nhượng cửa hàng là giấy tờ hai bên đã thỏa thuận giữa bên thuê cửa hàng và bên cho thuê cửa hàng, bao gồm chữ ký của cả hai bên. Bản hợp đồng này sẽ thể hiện trách nhiệm của cả hai bên trong hợp đồng sang nhượng cửa hàng. Nếu một trong hai bên vi phạm bản hợp đồng hay không làm theo những cam kết đã thỏa thuận thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Những lưu ý khi ký hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Kiểm tra giấy tờ và các điều khoản trong hợp đồng sang nhượng cửa hàng 

Đây là thủ tục đầu tiên nhưng vô cùng quan trọng khi bạn muốn sang nhượng cửa hàng và thường được gặp trong bộ luật kinh doanh bất động sản. Trước khi sang nhượng cửa hàng, bạn nên tìm hiểu thật kỹ giấy tờ để đảm bảo chắc chắn tính hợp pháp của bản hợp đồng.

Ngoài ra, khi có nhu cầu sang nhượng cửa hàng, bạn nên tìm hiểu về bản hợp đồng thuê nhà giữa chủ nhà và người đang thuê cửa hàng là đúng hay không, cửa hàng sang nhượng hiện tại là thực hay “ma”, thời hạn cho thuê, giá cả thuê cửa hàng… Việc kiểm tra giấy tờ và hồ sơ sang nhượng cửa hàng một cách kỹ càng, cẩn thận sẽ giúp bạn tránh được những phát sinh không đáng có về sau.

Hơn nữa, khi ký hợp đồng sang nhượng cửa hàng cần đặc biệt lưu ý về các điều khoản trong hợp đồng sang nhượng bởi vì khi bạn đã ký thì tất cả các điều khoản trong hợp đồng sẽ có hiệu lực và bạn sẽ phải thực hiện đúng trách nhiệm trong bản hợp đồng đó. 

Xác định rõ người chuyển nhượng cửa hàng

hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Trên thực tế, rất nhiều người được chuyển nhượng cửa hàng đã bị lừa đào do chủ quan không xác minh người làm hợp đồng là người trung gian hay chủ sở hữu của cửa hàng. 

Trong trường hợp, bạn trực tiếp làm việc cùng chủ sở hữu cửa hàng thì mọi việc sẽ đơn giản hơn, thủ tục nhanh hơn và thỏa thuận trực tiếp những yêu cầu, mong muốn của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn làm việc với người thuê mặt bằng trung gian thì bạn cần xem xét vấn đề kỹ hơn. Cụ thể, bạn cần phải yêu cầu người trung gian cung cấp các loại giấy tờ liên quan đến hợp đồng sang nhượng cửa hàng hợp pháp giữa họ và chủ sở hữu cửa hàng.

Nắm rõ cơ sở vật chất và tài sản của cửa hàng sang nhượng 

Thông thường, trong hợp đồng chuyển nhượng cửa hàng thường có một mục tài sản bàn giao bao gồm tất cả các tài sản và thiết bị có ở cửa hàng đó. Bạn nên chủ động yêu cầu xác minh với chủ cửa hàng về những tài sản bàn giao trong hợp đồng như: Tên của các đồ vật hiện có trong cửa hàng, số lượng đồ vật, thương hiệu, tình trạng của đồ vật. Bên cạnh đó, bạn cũng cần yêu cầu nêu rõ trong bản hợp đồng đâu là tài sản của chủ cửa hàng, đâu là tài sản của bạn để làm căn cứ đối chiếu tránh những khúc mắc và mập mờ về sau.

Một số lưu ý khác trong sang nhượng cửa hàng

Song song với việc bạn phải tìm hiểu kỹ các thông tin về mặt bằng sang nhượng, giấy tờ sang nhượng cụ thể, giao dịch với chính chủ cửa hàng hay không thì bạn cũng lên lưu ý một số vấn đề như sau trước khi ký hợp đồng:

  • Phải yêu chủ cửa hàng cũ chốt số liệu điện, nước mà chủ cửa hàng đã dùng và phải thanh toán chi phí  trước khi ký hợp đồng.
  • Trước khi xác định ký hợp đồng bạn cần tìm hiểu rõ về điều kiện an ninh khu vực của cửa hàng cần sang nhượng, xem xét kỹ khu vực này có đảm bảo an ninh trật tự không hay đã bị dính tai tiếng hay chưa…?
  • Không nên tin toàn bộ thông tin mà chủ quán nói, đặc biệt là vấn đề doanh thu khủng của quán cũ mà nên tự xác thực lại bằng cách đến quán và khảo sát thực tế lượng khách vào quán trong 2 tuần để nắm rõ hơn về tình hình kinh doanh.
  • Bản hợp đồng nên được lập đầy đủ thông tin, đặc biệt càng chi tiết, rõ ràng càng tốt. Ngoài ra, khi ký họ tên bạn ở phần cuối của hợp đồng, bạn nên ký bằng bút mực xanh, không dùng bút có mực màu đen để tránh bị giả mạo thông tin bằng công nghệ chỉnh sửa hình ảnh. 
  • Một lưu ý cuối cùng là bạn nên tham khảo giá cho thuê mặt bằng và thời hạn thuê ở quanh địa điểm bạn muốn thuê để tránh bị ” hớ ” trong khi giao dịch.

hợp đồng sang nhượng cửa hàng

Trên đây là bài chia sẻ về những điều cần lưu ý khi sang nhượng cửa hàng, hy vọng rằng bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến các bạn. Hãy là người lý trí khi ký kết hợp đồng sang nhượng cửa hàng nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *